Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

Các bài thuốc dân gian từ cà gai leo

Cà gai leo là một thảo dược rất phổ biến trong tự nhiên. Phân bố từ đồng bằng ven biển đến trung du miền núi, tuy nhiên xuất hiện nhiều ở các vùng Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa.

Bộ phận dùng là toàn thân. Rễ, cành, lá, quả có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, sau đó thái nhỏ, phơi khô hay sấy khô. Dùng ở dạng thuốc sắc, cao lỏng hay cao khô cà gai leo. Trong một vài trường hợp có thể dùng tươi. Với thành phần hóa học chủ yếu là alkaloid, flavonoid, tinh bột, cà gai leo được dùng để trị các bệnh thường gặp như giải rượu, ho, viêm họng, đa nhức răng, dị ứng, rắn cắn… Đặc biệt ngày nay, khi xã hội phải đối mặt với thực phẩm bẩn và ô nhiễm môi trường thì tác dụng bảo vệ gan của cà giai leo ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng.
 cà gai leo
 Dưới đây là các bài thuốc dân gian có chứa cà gai leo: 
1. Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…)
  • Dùng 35 gam rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước đến khi còn 300 ml. Chia  thành 3 phần, uống 3 lần trong ngày. Bài thuốc này giúp hạ men gan vì thế có tác dụng giải độc gan rất tốt.
  • Cà gai leo (toàn thân) 30 gam, diệp hạ châu 1 gam, dừa cạn 10. Tất cả sao vàng, sắc lấy nước, uống mỗi ngày 1 thang.

2. Giải rượu
Có 2 cách chế biến từ cà gai leo có thể dùng để giải rượu:
  • - Lấy 100 gam cà gai leo khô (toàn thân) sắc với 400 ml nước còn 150 ml, uống nóng trong ngày.
  • - Lấy 50 gam cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước
  • Bài thuốc này giúp giải rượu nhanh chóng cũng như  bảo vệ rất tốt tế bào gan vì theo kinh nghiệm dân gian, khi uống rượu chỉ cần nhấm rễ cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say chỉ cần uống nước sắc cà gai leo sẽ nhanh chóng giải rượu.

3. Chữa ho
  • Rễ cà gai leo 10 gam, lá chanh 30 gam, sắc lấy nước, uống 2 lần trong ngày. Bài thuốc này còn có tác dụng chữa viêm họng rất tốt.
  • Cà gai leo 10 gam, thiên môn đông 10 gam, mạch môn 10 gam. Sắc ngày 1 thang chia 3 phần, ngày uống 3 lần.

4. Trị tê thấp, đau lưng, nhức mỏi
  • Cà gai leo, lá lốt, dây gấm, kê huyết đằng, thổ phục linh mỗi loại 10 gam. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục như thế từ 10 – 30 thang.
  • Rễ  cà gai leo, dây đau xương, dây mấu, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, rễ tầm xuân, mỗi vị 20 gam, sắc uống.

5. Chữa sưng mộng răng
Hạt cà gai leo 4 gam, tán nhỏ, cho vào trong đồ đồng với có ít sáp ong sau đó đốt lấy khói, xông vào chân răng. Bệnh sẽ giảm nhanh (theo Bách gia trân tàng).

6. Chữa rắn cắn
Lấy 30-50 gam rễ cà gai leo tươi, rửa sạch rôi giã nhỏ, hoà trong khoảng 200ml nước đun sôi để nguội sau đó lấy nước cho người bị rắn cắn uống. Ngày 2 lần. Hôm sau, lấy 15-30 gam rễ khô, sao vàng rồi sắc lấy nước, uống ngày 2 lần. Sau 3-5 ngày thì khỏi hẳn.
Hàng ngày, chúng ta vẫn đang sử dụng thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, các bệnh về gan ngày càng nhiều, vì thế, việc sử dụng cà gai trong các bài thuốc càng trở nên phổ biến hơn. Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các chế phẩm từ  cà gai leo với nhiều hình thức: trà túi lọc, cao mềm, cao lỏng, cao khô… và đặc biệt là các loại thực phẩm chức năng với cao cà gai leo là thành phần chính.

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

Hoạt chất trong cây cà gai leo làm âm tính virus viêm gan B

Viêm gan virus B là bệnh truyền nhiễm phổ biến, rất khó điều trị. Bệnh dễ gây xơ gan, xơ gan cổ trướng, ung thư gan và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong các bệnh về gan mật. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B chiếm 10-20% tổng dân số. Việc tiêm phòng vắc xin hiện được coi là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa căn bệnh này.
Cây cà gai leo.
Tuy nhiên, với những người đã mắc bệnh, nhất là viêm gan B mạn tính thể hoạt động, việc điều trị trở nên khó khăn vì phải dùng thuốc đặc hiệu. Những thuốc này thường rất đắt tiền, phải sử dụng kéo dài để duy trì sự ức chế siêu vi. Hiệu quả cũng chỉ đạt 30-40%, khi ngừng thuốc có thể tái phát bệnh, thường gây tác dụng phụ. Do vậy, việc tìm kiếm các thuốc mới là nhu cầu thiết yếu, nhất là các thuốc có nguồn gốc từ thực vật.
Nghiên cứu thuốc từ cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan do Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thu cùng cộng sự thực hiện cho thấy hoạt chất mới trong cây cà gai leo (tên khoa học là Solanum hainanense Hance Solanaceae), có tác dụng ức chế sự sao chép, làm âm tính virus viêm gan B, chống viêm gan. Hoạt chất này cũng ức chế mạnh sự phát triển xơ gan, chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và hoạt chất chính glycoalcaloid trên mô hình thực nghiệm sinh vật. Glycoalkaloid được thử nghiệm trên người bệnh tình nguyện, không có tác dụng phụ. Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, kết quả điều trị trên bệnh nhân viêm gan B thể hoạt động cho thấy có tác dụng khả quan.
"Tính tới thời điểm hiện tại, cà gai leo là dược liệu được kiểm chứng lâm sàng kỹ lưỡng nhất trên bệnh nhân viêm gan virus mãn tính thể hoạt động. Kết quả cũng khả quan. Theo những thí nghiệm trên người bệnh viêm gan, đến 66,7% đã giảm các triệu chứng nhờ các tác dụng giúp giảm nhanh những triệu chứng như: vàng da, mệt mỏi, nước tiểu vàng, niêm mạc vàng, đau hạ sườn…", GS.TS Nguyễn Văn Mùi cho biết thêm.Ngoài nghiên cứu của Tiến sĩ Thu, Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Mùi, Nguyên Giám đốc kiêm Chủ nhiệm bộ môn Truyền nhiễm, bệnh viện Quân Y 103 cũng kết hợp với Viện Dược Liệu TW nghiên cứu những cây thuốc để điều trị viêm gan virus. Trên lâm sàng, cây cà gai leo cho tác dụng tốt nhất trên bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính. Theo đó, các kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 đối với 90 bệnh nhân viêm gan B mạn hoạt động tại 3 cơ sở Viện Quân y 103, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Viện Quân y 354 đều cho kết quả tốt, phù hợp với kết quả thu được ở giai đoạn 2. Giai đoạn 3 cho thấy thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của HBV sau hai tháng điều trị.
Tuy nhiên, hoạt chất glycoalkaloid trong cà gai leo phát huy tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B tôt nhất khi kết hợp với cây mật nhân (còn gọi bá bệnh hay mật nhơn, mật gấu). Các nhà khoa học nhận định cà gai leo và mật nhân có thể làm âm tính HBsAg và giảm nồng độ virus trong máu mạnh nhiều khả năng là do kích thích miễn dịch nội sinh của cơ thể (sản sinh các Cytokin giúp loại bỏ virus).
Nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trên 33 bệnh nhân viêm gan B mạn tính dùng chế phẩm Giải độc gan Tuệ Linh có thành phần là cao cà gai leo kết hợp cao cây mật nhân cho thấy sau 2 tháng sử dụng, 60,6% bệnh nhân đã giảm được nồng độ virus từ 100 đến 1 triệu lần. Ngoài ra, 6 bệnh nhân có nồng độ virus trong máu đã về dưới ngưỡng phát hiện và 37,5% bệnh nhân xuất hiện chuyển đảo huyết thanh HBeAg. Sau sáu tháng có 6,1% bệnh nhân có HBsAg âm tính.
                                                                                                                         (Theo Tạp chí Y Dược)



Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Nguyên là đơn vị chuyên cung cấp nguyên liệu cho ngành thực phẩm chức năng trên toàn quốc. Với ưu thế có sẵn nhà máy sản xuất cao dược liệu, Thiên Nguyên tự hào là nhà phân phối các loại cao khô, cao lỏng dược liệu đảm bảo chất lượng với giá thành tốt nhất. Để được báo giá cao khô, cao lỏng cà gai leo nguyên chất, vui lòng liên hệ:

Hotline CSKH: 0947.805.345 | Email: info@thiennguyen.net.vn
Thiên Nguyên – Đồng hành cùng Doanh nghiệp


Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Phân biệt cây Cà gai leo với các loại cây dễ nhầm lẫn

Phân biệt cây Cà gai leo với các loại cây dễ nhầm lẫn.

Hiện nay, Cà gai leo được dùng phổ biến như 1 loại thực phẩm bảo vệ gan. Tuy nhiên trong họ cà (Solannaceae) có rất nhiều loaị khiến người dân có thể dễ bị nhầm lẫn. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin để các bạn có thể nhận biết được đúng cây cà gai leo.
  • Phân biệt cây Cà gai leo với cây Cà dại
Cà gai leo
Cà dại
phân biệt Cà gai leo với cà dại 1
phân biệt Cà gai leo với cà dại 2
Cây cà gai leo (Solanum hainanense Hance) thuộc họ cà (Solanaceae) là loại cây nhỡ, thân leo dài 0.6-1m. Thân có nhiều gai, cành xòa rộng, trê phủ lông hình sao.
Cây cà dại (Solannum xanthocarpum schrad) thuộc họ cà (Solanaceae) là loại thân đứng cao 0.7-1m, toàn thân có màu xanh lục nhạt
Lá hình trứng, có gai, rộng 1.2-2cm, dài 3-4cm, khía thùy 2 mặt, mặt dưới phủ lông trắng nhạt.
Phiến lá to, rộng, mép lá chia thùy không đều. Toàn thân, cuống lá và gân lá có nhiều gai sắc nhọn. Mặt trên và dưới của lá đều có lớp lông mịn.
Hoa tím nhạt, nhụy vàng, họp thành sim gồm 4-5 hoa
Cụm hóa tán mọc ngoài nách lá, cánh hoa màu trắng hoặc xanh lục.
Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ, đường kính 0.5-0.7cm.
Quả hình cầu màu xanh, khi chín có màu vàng, đường kính 2.5-3cm (to hơn quả cà gai leo rất nhiều).
Hiện nay trong ngành dược và thực phẩm chức năng được sử dụng rộng dãi để phòng bệnh và hỗ trợ điều trị
Chưa được sử dụng. Dùng làm nguyên liệu chiết solasodin

  • Phân biệt cây Cà gai leo với cây Cà độc dược
Cà gai leo
Cà độc dược
phân biệt Cà gai leo và cà độc dược 1
phân biệt Cà gai leo và cà độc dược 2
Cây cà gai leo (Solanum hainanense Hance) thuộc họ cà (Solanaceae) là loại cây nhỡ, thân leo dài 0.6-1m. Thân có nhiều gai, cành xòa rộng, trê phủ lông hình sao.
Cây cà độc dược (Datura metel) thuộc họ cà (Solannaceae) là cây thân cỏ cao 1-2m, toàn thân nhẵn, có nhiều lỗ bì khổng, cành non có lông tơ
Lá hình trứng, có gai, rộng 1.2-2cm, dài 3-4cm, khía thùy 2 mặt, mặt dưới phủ lông trắng nhạt.
Lá đơn mọc cách nhưng phần đầu cành gần như mọc đối. Mép lá nguyên hoặc lượn sóng gần như xẻ răng cưa.
Hoa tím nhạt, nhụy vàng, họp thành sim gồm 4-5 hoa
Hoa đơn mọc ở kẽ lá màu
Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ, đường kính 0.5-0.7cm.
Quả hình cầu, mặt ngoài có gai, khi non có màu xanh, chín màu nâu. Quả khi già nứt theo 3-4 đường.
Hạt hình trứng dẹt màu vàng đen
Hiện nay trong ngành dược và thực phẩm chức năng được sử dụng rộng dãi để phòng bệnh và hỗ trợ điều trị
Cà độc dược là loại dược liệu được Bộ y tế quản lý theo quy định của thuốc độc bảng A

Vì các loại cây cà trên mọc hoang ở khắp nơi nên việc thiếu thông tin có thể khiến chúng ta thu hái nhầm. Cũng có khi chúng ta đi mua dược liệu khô, việc nhận dạng là rất khó khăn đối với những người không có chuyên môn.  Vì vậy cần lưu ý để lựa chọn đúng loại dược liệu cần sử dụng, tránh nhầm lẫn gây nên những hậu quả đáng tiếc.
Nguồn: thiennguyen.net.vn


Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Nguyên là đơn vị chuyên cung cấp nguyên liệu cho ngành thực phẩm chức năng trên toàn quốc. Với ưu thế có sẵn nhà máy sản xuất cao dược liệu, Thiên Nguyên tự hào là nhà phân phối các loại cao khô, cao lỏng dược liệu đảm bảo chất lượng với giá thành tốt nhất. Để được báo giá cao khô, cao lỏng cà gai leo nguyên chất, vui lòng liên hệ:
Hotline CSKH: 0947.805.345 | Email: info@thiennguyen.net.vn
Thiên Nguyên – Đồng hành cùng Doanh nghiệp

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Cà gai leo có tác dụng gì với sức khỏe, uống thường xuyên có giảm cân không?



Theo kinh nghiệm dân gian cà gai leo được dùng điều trị các bệnh về gan khá hiệu quả. Nhiều người thắc mắc không biết sử dụng cà gai leo có giảm cân hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Tác dụng của cà gai leo đối với sức khỏe

Hạ men gan, mỡ máu

Cà gai leo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, kìm hãm sự phát triển của vius viên gan B.

Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan

Cà gai leo có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh gan như: Đau tức hạ sườn phải, vàng da… Rễ cây dùng làm thuốc điều trị phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, điều trị say rượu, giải rượu.

Người bị men gan cao, mỡ máu

Cà gai leo có tác dụng đối với những người mắc bệnh u gan, xơ gan, suy giảm chức năng gan do sử dụng nhiều bia rượu.

Sử dụng cà gai leo uống thường xuyên có giảm cân không?

Cà gai leo là cây thuốc quý, có tác dụng bảo vệ gan rất tốt được nhiều người sử dụng từ xưa cho tới nay.
Theo những tài liệu đông y, cà gai leo thuốc có tính ấm, vị the, rất hiệu quả trong việc trị các chứng phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, trị ho, tiêu viêm, và còn có tác dụng trị rắn cắn. Cà gai leo có tác dụng giải độc gan cực tốt, điều trị các chứng bệnh gan như cao men gan cao, suy gan, viêm gan, xơ gan, nóng gan, gan nhiễm mỡ,… 


Cà gai leo có tác dụng hỗ trợ điều trị chữa bệnh về gan hiệu quả, tuy nhiên, uống cà gai leo có giảm cân không?
Theo Tây y, cây cà gai leo có chứa các hợp chất có khả năng bảo vệ gan cực tốt, làm âm tính viêm gan vi rút B, giải độc gan hiệu quả. 
Cà gai leo có tác dụng tốt trong chữa bệnh, tuy nhiên nhiều người thắc mắc không biết sử dụng cà gai leo có giảm cân hay không?
Tới nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào về việc uống cà gai leo có giảm cân không nhưng khi sử dụng cà gai leo sẽ giúp giải độc gan từ đó kích thích bạn ăn ngon, ngủ ngon hơn.

Mua cà gai leo ở đâu chất lượng?

Cà gai leo được chế biến ở nhiều dạng:

Cà gai leo dạng sắc nước

Người dùng có thể mua cà gai leo đã phơi sấy, sao tẩm hoặc mua dạng tươi về phơi khô để dùng dần.
Mỗi ngày sử dụng từ 50-60g cà gai leo là vừa đủ. Người dùng có thể dùng theo hai cách là sắc uống và hãm nước.
Lưu ý khi sắc uống: Cà gai leo trước khi sắc phải đem rửa qua nước sạch. Đun với 1 lít nước, khi sôi duy trì lửa nhỏ trong thời gian 10 phút. Sau đó chắt nước ra để uống hàng ngày.
Với cách hãm nước cà gai leo, người dùng đem cà gai leo rửa sạch, tráng qua 1 lần bằng đun sôi, thêm 700ml nước sôi rồi ủ trong 30 phút là dùng được.

Cà gai leo dạng cao

Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần dùng 3-4g cao đặc (tương đương 1/6 thìa cà phê), pha với 200ml.
Lưu ý cần lựa chọn các công ty uy tín, tránh việc mua phải cao chất lượng kém.

Cà gai leo dạng viên nén

Cà gai leo dạng viên nén là là dạng tiện dụng nhất bởi không mất công pha chế hay đun hãm và có thời gian bảo quản lâu. Đây cũng là dạng phổ biến của các loại TPCN có thành phần là cà gai leo/cao khô cà gai leo trên thị trường hiện nay.

Nguồn: giadinhmoi.vn


Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Nguyên là đơn vị chuyên cung cấp nguyên liệu cho ngành thực phẩm chức năng trên toàn quốc. Với ưu thế có sẵn nhà máy sản xuất cao dược liệu, Thiên Nguyên tự hào là nhà phân phối các loại cao khô, cao lỏng dược liệu đảm bảo chất lượng với giá thành tốt nhất. Để được báo giá cao khô, cao lỏng cà gai leo nguyên chất, vui lòng liên hệ:
Hotline CSKH: 0947.805.345 | Email: info@thiennguyen.net.vn
Thiên Nguyên – Đồng hành cùng Doanh nghiệp




Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

Cà gai leo - Loài cây mọc hoang dại nhưng lại là thần dược tự nhiên


Thạc sĩ Hoàng Thị Bích Liên – Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh Hà Nội cho biết cây cà gai leo có tác dụng không chỉ trong xơ gan mà ngay cả trong điều trị các bệnh răng miệng.


Theo Thạc sĩ Liên, cây cà gai sử dụng làm thuốc là loại cây nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài đến 6m hay hơn. Thân hoá gỗ, nhẵn, phân cành nhiều; cành phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, xẻ thuỳ không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng. Cụm hoa xim ở nách lá, gồm 2-5 (7-9) hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng. Hoa tháng 4-5, quả tháng 7-9.

Cây cà gai là loại cây mọc hoang ở khắp mọi nơi từ vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng ven biển. Các tỉnh có nhiều là Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hoá, Nghệ An. Cũng thường được trồng làm hàng rào..Bộ phận dùng: Rễ (Thích gia căn), dây (Thích gia đằng), có thể thu hái rễ và cành lá quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô hay sấy khô.Qua các nghiên cứu người ta chỉ ra rằng thành phần hóa học: Rễ và toàn thân có- Alcaloid (solasodin, solasodenon C27H46O2) - Glycoalcaloid ( ở quả cao nhât 45%, lá 36%, rễ 20% và thân 8% )- Sterol( Cholesterol C27H46O, bêta sitosterol C29H50O, Lanosterol C30H52O) - Saponinsteroid gồm 3beta-hydroxy-5alpha pregnan-16-on

- Ngoài ra rễ và lá còn có tinh bột, flaloid và các thành phần khác

Tác dụng của cây cà gai leo đã được chứng minh trong y học cổ truyền:

Thạc sĩ Liên cho biết theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Thu-Viện dược liệu, nghiên cưú năm 2002 đã chứng minh cà gai leo với hoạt chất chính là glycoalcaloid có tác dụng bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của xơ gan, tác dụng chống viêm, giảm đau, tác dụng trên glycogenase, chống oxy hóa, kháng nhiều loại vi khuẩn như Staphylococus aureus, E.coli,…kháng nấm, kháng virus. Ngoài ra CGL có tác dụng trên hệ miễn dịch, ức chế gen gây ung thư.

Tuy nhiên trong cà gai leo có độc tính nhưng dựa vào các kết quả thí nghiệm cho thấy cà gai leo với liều hàng ngày 10g/kg thể trọng và cho uống liên tục trong 30 ngày, không gây ra những biến đổi bất thường về các thông số hóa sinh và huyết học biểu thị chức năng gan thận, chức phận tạo máu và về mô học trên các cơ quan gan, thận, thượng thận, tinh hoàn ( buồng trứng ) so với chứng không uống thuốc.

Còn theo y học cổ truyền:Tính vị: vị hơi cay, tính ấm, hơi có độcQuy kinh: can, thận, phế Công năng: Tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu.Công dụng: Trị cảm cúm, phong thấp, sâu răng, chân răng chảy máu, rắn cắn và dị ứng. Nhân dân còn dùng rễ Cà gai leo xát vào răng khi uống rượu để tránh say rượu; cũng dùng rễ sắc nước cho người bị say uống để giải say.

Một số bài thuốc sử dụng cà gai leo:

1. Chữa rắn cắn, lấy 30-50g rễ Cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hoà với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, chiết nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần. Hôm sau, dùng 15-30g rễ khô, sao vàng, sắc nước cho uống, ngày 2 lần, sau 3-5 ngày thì khỏi hẳn. 
2. Chữa phong thấp, dùng rễ Cà gai leo, vỏ Chân chim, rễ Cỏ xước, Dây đau xương, Dây mấu, rễ Tầm Xuân, mỗi vị 20g, sắc uống. 
3, Chữa ho, ho gà, dùng rễ Cà gai leo 10g, lá Chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. 
4. Chữa sưng mộng răng, dùng hạt Cà gai leo 4g, tán nhỏ, cho vào trong cái đồ đồng với một ít sáp ong, đốt lấy khói xông vào chân răng (theo Bách gia trân tàng).
Ngoài những bài thuốc nam, bạn có thể tìm thấy thành phần cà gai leo trong các sản phẩm thực phẩm chức năng như: Giải độc gan Tuệ Linh ở dạng trà rất tiện sử dụng. Ngoài thành phần chính là cà gai leo ra thì nó còn chứa một số vị thuốc nam như giảo cổ lam, actiso, diệp hạ châu…rất tốt cho gan.
Nguồn: 24h.com.vn

Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Nguyên là đơn vị chuyên cung cấp nguyên liệu cho ngành thực phẩm chức năng trên toàn quốc. Với ưu thế có sẵn nhà máy sản xuất cao dược liệu, Thiên Nguyên tự hào là nhà phân phối các loại cao khô, cao lỏng dược liệu đảm bảo chất lượng với giá thành tốt nhất. Để được báo giá cao khô, cao lỏng cà gai leo nguyên chất, vui lòng liên hệ:
Hotline CSKH: 0947.805.345 | Email: info@thiennguyen.net.vn
Thiên Nguyên – Đồng hành cùng Doanh nghiệp


Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

CAO CÀ GAI LEO - CAO DƯỢC LIỆU NGUYÊN CHẤT

1. Giới thiệu chung
- Cao cà gai leo được chiết xuất từ cây Cà gai leo (Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens Lour.), họ Cà (Solanaceae) theo phương pháp thích hợp.
- Cảm quan:
  •  Cao lỏng cà gai leo có thể chất mềm, đồng nhất,  màu nâu sẫm, mùi thơm đặc trưng
  •  Cao khô cà gai leo có dạng bột màu vàng nâu, đồng nhất, khô tơi, mùi thơm đặc trưng 
- Hoạt chất: Cà gai leo chứa cholesterol, beta-sitosterpl, lanosterl và di hydrolanosterol… ngoài ra còn có các alcaloid, glycoalcaloid, saponin, acid amin. Trong đó, glycoalcaloid là thành phần chính có tác dụng sinh học của cà gai leo.

2. Cơ chế tác dụng
  • Theo kết quả nghiên cứu của Viện dược liệu Việt Nam, nhóm glycoalcaloid là thành phần chính có tác dụng chống viêm và ức chế xơ gan. 
  • Rễ và thân lá cà gai leo có tác dụng ức chế phản ứng viêm ở chuột.
  • Cà gai leo có tác dụng giãn cơ trơn phế quản ở chuột thí nghiệm, được dùng trong nhiều bài thuốc điều trị hen.
  • Đặc biệt cà gai leo có tác dụng làm chậm quá trình sơ hóa gan, tiến triển tốt ở bệnh nhân sơ gan
3. Công dụng
  • Cà gai leo được dùng trong y học cổ truyền để trị rắn cắn, phong thấp, đau nhức xương
  • Chữa ho, ho gà, hen phế quản
  • Một số nơi dùng cà gai leo để chữa mất ngủ
  • Dạng chiết toàn phần được chứng minh tác dụng hạn chế phát triển xơ gan, chống viêm, chống oxy hóa và chống colagenase, được ứng dung trong điều trị viêm gan B, đem lại hiệu quả tốt
4. Ưu điểm
  • Hàm lượng hoạt chất glycoalcaloid cao
  • Được sản xuất tại Nhà máy chiết xuất cao Dược liệu Công nghệ cao IMC Quang Minh với dây chuyền thiết bị sản xuất hiện đại, hoạt động đồng bộ từ khâu kiểm tra chất lượng, công nghệ sản xuất, nhà kho, nhà xưởng… tuân thủ nguyên tắc GMP Đông Dược.
  • Sản phẩm được Kiểm nghiệm, phân tích chất lượng tại Trung tâm Kiểm nghiệm - Viện thực phẩm chức năng.
5. Điều kiện bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
6. Quy cách đóng gói
  • Đóng thùng nhựa, 20kg/thùng (với cao lỏng)
  • Đóng thùng carton, 11kg/thùng (với cao khô)
Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Hotline CSKH: 0947 805 345    |     Email: info@thiennguyen.net.vn
Dược phẩm Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp