Cà gai leo là một thảo dược rất phổ biến trong tự nhiên. Phân bố từ đồng bằng ven biển đến trung du miền núi, tuy nhiên xuất hiện nhiều ở các vùng Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa.
Bộ phận dùng là toàn thân. Rễ, cành, lá, quả có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, sau đó thái nhỏ, phơi khô hay sấy khô. Dùng ở dạng thuốc sắc, cao lỏng hay cao khô cà gai leo. Trong một vài trường hợp có thể dùng tươi. Với thành phần hóa học chủ yếu là alkaloid, flavonoid, tinh bột, cà gai leo được dùng để trị các bệnh thường gặp như giải rượu, ho, viêm họng, đa nhức răng, dị ứng, rắn cắn… Đặc biệt ngày nay, khi xã hội phải đối mặt với thực phẩm bẩn và ô nhiễm môi trường thì tác dụng bảo vệ gan của cà giai leo ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng.
Dưới đây là các bài thuốc dân gian có chứa cà gai leo:
1. Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…)
- Dùng 35 gam rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước đến khi còn 300 ml. Chia thành 3 phần, uống 3 lần trong ngày. Bài thuốc này giúp hạ men gan vì thế có tác dụng giải độc gan rất tốt.
- Cà gai leo (toàn thân) 30 gam, diệp hạ châu 1 gam, dừa cạn 10. Tất cả sao vàng, sắc lấy nước, uống mỗi ngày 1 thang.
2. Giải rượu
Có 2 cách chế biến từ cà gai leo có thể dùng để giải rượu:
- - Lấy 100 gam cà gai leo khô (toàn thân) sắc với 400 ml nước còn 150 ml, uống nóng trong ngày.
- - Lấy 50 gam cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước
- Bài thuốc này giúp giải rượu nhanh chóng cũng như bảo vệ rất tốt tế bào gan vì theo kinh nghiệm dân gian, khi uống rượu chỉ cần nhấm rễ cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say chỉ cần uống nước sắc cà gai leo sẽ nhanh chóng giải rượu.
3. Chữa ho
- Rễ cà gai leo 10 gam, lá chanh 30 gam, sắc lấy nước, uống 2 lần trong ngày. Bài thuốc này còn có tác dụng chữa viêm họng rất tốt.
- Cà gai leo 10 gam, thiên môn đông 10 gam, mạch môn 10 gam. Sắc ngày 1 thang chia 3 phần, ngày uống 3 lần.
4. Trị tê thấp, đau lưng, nhức mỏi
- Cà gai leo, lá lốt, dây gấm, kê huyết đằng, thổ phục linh mỗi loại 10 gam. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục như thế từ 10 – 30 thang.
- Rễ cà gai leo, dây đau xương, dây mấu, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, rễ tầm xuân, mỗi vị 20 gam, sắc uống.
5. Chữa sưng mộng răng
Hạt cà gai leo 4 gam, tán nhỏ, cho vào trong đồ đồng với có ít sáp ong sau đó đốt lấy khói, xông vào chân răng. Bệnh sẽ giảm nhanh (theo Bách gia trân tàng).
6. Chữa rắn cắn
Lấy 30-50 gam rễ cà gai leo tươi, rửa sạch rôi giã nhỏ, hoà trong khoảng 200ml nước đun sôi để nguội sau đó lấy nước cho người bị rắn cắn uống. Ngày 2 lần. Hôm sau, lấy 15-30 gam rễ khô, sao vàng rồi sắc lấy nước, uống ngày 2 lần. Sau 3-5 ngày thì khỏi hẳn.
Hàng ngày, chúng ta vẫn đang sử dụng thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, các bệnh về gan ngày càng nhiều, vì thế, việc sử dụng cà gai trong các bài thuốc càng trở nên phổ biến hơn. Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các chế phẩm từ cà gai leo với nhiều hình thức: trà túi lọc, cao mềm, cao lỏng, cao khô… và đặc biệt là các loại thực phẩm chức năng với cao cà gai leo là thành phần chính.